Đền thờ các vua Trần ở Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần Thái Bình

Trước kia đền thờ các vua Trần có tên là “Trần đế miếu” nằm ở vị trí đền mẫu ngày nay. Kiến trúc đền gồm hai tòa kết cấu theo hình chữ nhị, Tiền tế 07 gian, Hậu cung 05 gian, bộ khung kiến trúc làm bằng gỗ, chạm trổ cầu kỳ. Đền thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, phối thờ Thượng hoàng Trần Thừa, các các vị hoàng hậu đầu triều Trần.

Năm 1950, đền thờ các vua Trần bị tháo dỡ để tiêu thổ kháng chiến. Vị trí đền thờ cũ sau được đặt trụ sở của UBHC xã Tiến Đức.

Năm 1990, Lăng mộ các vua Trần tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. (Quyết định số 1214/QĐVH, ngày 30/10/1990).

Sau khi khu di tích lịch sử nhà Trần tại Tiến Đức, Hưng Hà được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. UBND tỉnh Thái Bình đã lên kế hoạch từng bước, khôi phục, tôn tạo lại lăng mộ và đền thờ các vua Trần trên vùng đất Thái Đường lăng.

Năm 1992 mua một ngôi đình cũ tại xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình về dựng thành tòa Tiền tế đền Vua.

Năm 1999, xây dựng Quy hoạch tổng thể Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Diện tích đất 400m x 400m = 160.000 m2

Năm 2000, Dự án tôn tạo lăng mộ và các vua Trần được Bộ văn hóa, thông tin phê duyệt. Sở VHTT Thái Bình đã cho mua đất sét và sỏi về ấp trúc lại các ngôi mộ. Mua nhà thờ Phương Xá, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng về dựng tòa Trung tế và Hậu cung đền Vua.

Năm 2005, xây dựng khu đền thánh (nằm ở phía bên tả của đền thờ các vua Trần).

Năm 2011, Xây dựng đền mẫu (nằm ở phía bên hữu của đền thờ các vua Trần)

Ngày 20/10/2011, UBND tỉnh Thái Bình, ra Quyết định số 2090/QĐ-UBND phê duyệt quyết định quy hoạch mở rộng tu bổ tôn tạo Khu di tích lịch sử nhà Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà với diện tích đất là 342.082 m2. Ngày 23/5/2014, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 1093/QĐ-UBND Quyết định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 mở rộng tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử nhà Trần, tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà như sau :

 

STT Loại đất – Ký hiệu Diện tích đất Tỷ lệ
 

 

 

1

Đất xây dựng khu đền thờ DTH

Đất xây dựng đền thờ các vua Trần

Đất xây dựng đền Thánh

Đất xây dựng đền Mẫu

Đất xây dựng chùa Bến

Đất xây dựng đền Trình

28.763

6.498

6.011

6.228

6.745

3.281

88.8
2 Đất xây dựng cổng chính, cổng phụ CMN 2.637 0.81
3 Đường trục chính (Trục nghi lễ) TKG 4.003 1.24
4 Sân Lễ hội – S 15.640 4.83
5 Khu vực khảo cổ – KC

Khu vực khảo cổ phía Tây

Khu vực khảo cổ phía Đông

31.378

22.384

8.994

9.68
6 Mộ các vua Trần – M

Mộ phần Đa

Mộ phần Trung

Mộ phần Sỏi

38.211

11.254

15.562

11.395

 
7 Đất công trình dịch vụ

Ban Quản lý khu di tích

Khu dịch vụ nhỏ bến sông

Khu dịch vụ nhỏ bến sông

Khu dịch vụ nhỏ phân tán

Nhà khách, dịch vụ tổng hợp

10.556

1.801

2.168

1.191

1.440

3.966

3.26
8 Khu trưng bày bổ sung 6460 1.99
9 Cây xanh, Công viên – CX 52.228 17.96
10 Mặt nước – MN 20.155 6.22
11 Bãi đỗ xe – DX 26.358 8.14
12 Đất tái định cư – TDC 14.609 4,51
13 Giao thông – GT 67.047 20.69
Tổng 324.082 100

Theo bản đồ quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, do Công ty TNHH tư vấn kiến trúc, thuộc Hội Kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Thái Bình là chủ đầu tư, đã được Sở Xây dựng Thái Bình thẩm định, UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt thì khu Lăng mộ và đền thờ các vua Trần, xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ có: Cổng chính nằm ở hướng Nam, qua cổng sẽ đến trục thần đạo (đường nghi lễ ) kéo dài từ cổng vào tòa Phương đình, sang sân lễ hội rồi vào đền Vua. Bên tả đền Vua (hướng Đông) là đền Thánh; bên hữu đền Vua (hướng Tây) là đền Mẫu. Đường giao thông xung quanh di tích đã được hoàn thành, mặt đường rải nhựa áp phan, rộng 10.5 mét

Lăng mộ vua Trần nằm ở ngay phía trong cổng hướng Nam, bao quanh các ngôi mộ là một dòng sông nhân tạo bắt nguồn từ bến Ngự, vòng xuống sau cổng Đông, kéo sang cổng Nam, chạy dọc theo đường giao thông, vòng xuống cổng Tây và nối với hồ nước nhân tạo ở phía Tây khu di tích.

Theo bản đồ quy hoạch này trong khu vực 2 của di tích còn có các công trình phụ trợ như sau :

  • Cổng phụ hướng Đông (giáp sông Thái Sư)
  • Cổng phụ hướng Tây (giáp bến đò Nhật Tảo)
  • Trụ sở của Ban Quản lý di tích ở vị trí giáp bến Ngự, cạnh cổng Đông.
  • Khu vực dịch vụ nhỏ bên sông, nằm ở phía Đông, giáp sông Thái Sư.
  • Chùa Bến, đền Trình nằm ở phía Đông Nam của di tích
  • Nhà Trưng bày nằm ở phía Tây, giáp về phía bến đò Nhật Tảo.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *